MICHAEL JACKSON CÓ CHỐI BỎ NGUỒN GỐC HAY KHÔNG?
"Michael Jackson là một kẻ chối bỏ nguồn gốc, hắn chối bỏ màu da và cội nguồn của mình bằng hàng trăm lần tẩy da, hắn muốn trở thành một gã đàn ông da trắng thực thụ…"
Đó là những lời lẽ miệt thị của báo chí và truyền thông dành cho người đàn ông này, chủ đề béo bỡ trên từng trở thành một cuộc đua dài hạn suốt 2 thập kỷ, họ tranh giành nhau cho ra hàng loạt bài viết vô nhân đạo. Dù Michael Jackson đã nhiều lần khẳng định rằng bản thân mắc bệnh Bạch biến, ông rất đau khổ vì căn bệnh này, nhưng họ vẫn không hề buông tha. Đằng sau những lời phỉ báng đó là một người đàn ông phải chịu đựng tổn thương từng ngày, từng ngày một.
Hãy nhìn xem Michael Jackson đã làm được những gì cho cội nguồn của mình, suốt 3 thập kỷ không ngừng giúp đỡ châu Phi bằng nhiều cách thức khác nhau, từ những ca khúc thiện nguyện, từ chính tiền bạc của ông, và cả những đợt kêu gọi quyên góp trên toàn cầu. Không những giúp đỡ quê hương giảm bớt nghèo đói và chết chóc, Michael còn được xem là một nghệ sĩ da màu tiên phong dám đứng lên chống chế độ phân biệt chủng tộc thông qua các ca khúc hùng hồn, những bài diễn văn đanh thép góp phần đánh tan sự kì thị đối với người da màu.
"Khi Michael Jackson còn nhỏ, nó thường xem trên Tivi quay về cảnh những đứa bé châu Phi chết đói, ruồi bay khắp miệng chúng, rồi Michael nhìn tôi và nói: Mẹ ơi, con nhất định phải làm điều gì đó." - Katherine Jackson bồi hồi kể lại. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Michael đã ý thức được mảnh đất châu Phi chính là cội nguồn của ông, và ông thật sự đau xót khi phải chứng kiến cảnh tượng những người dân quê hương đang chết dần chết mòn vì nghèo đói và bất công. Năm tháng trôi qua, với sự nỗ lực phi thường, từ một cậu bé vô danh Michael Jackson vươn lên trở thành một siêu sao của thế giới, mặc dù đã ở đỉnh cao danh vọng nhưng trái tim của ông vẫn luôn quặn thắt mỗi khi nhớ về châu Phi.
1. TRÁI TIM HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN: Sự ra đời của 'We Are The World'
'We Are the World' ra đời với mong muốn tạo nên một làn sóng mạnh mẽ giúp đỡ cho mảnh đất Châu Phi nghèo đói. 'We Are the World' là một ca khúc và đĩa đơn từ thiện do siêu nhóm nhạc USA for Africa thu âm năm 1985. Ca khúc được Michael Jackson và Lionel Richie đồng sáng tác, sau đó được Quincy Jones cùng Michael Omartian sản xuất cho album 'We Are the World'.
Có một điều mà mãi sau này mọi người mới biết, tuy 'We Are the World' do Michael Jackson và Lionel Richie đồng sáng tác, nhưng chị gái của Michael Jackson tiết lộ rằng: "Chính Michael Jackson đã sáng tác 99% cho ca khúc bất hủ này, bởi vì bà là người chứng kiến quá trình cả hai sáng tác bài hát, lúc đó họ cùng ở Hayvenhurst, trong ngôi nhà của gia đình Jackson tại Encino, bà để ý là Richie chỉ sáng tác có vài dòng cho ca khúc." Nhưng La Toya nói rằng Michael từng khuyên bà không cần phải nói ra chuyện đó, vì nó không quan trọng. 'We Are The World' gặt hái được thành công ngoài mong đợi, tạo nên một tiếng vang rất lớn trên toàn cầu, ca khúc đạt doanh số bán trên 20 triệu bản, đây là một trong số 10 đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Bốn tháng sau khi phát hành 'We Are the World', USA for Africa đã thu về được gần 10,8 triệu USD. Nhiều người cũng ủng hộ bằng tiền - được gần 1,3 triệu USD trong thời gian đó. Tháng 5 năm 1985, các quan chức của USA for Africa ước tính rằng họ đã bán được khoảng từ 45 đến 47 triệu USD hàng hoá chính thức trên khắp thế giới. Tháng 6 năm 1985, máy bay chở hàng đầu tiên của USA for Africa mang theo thực phẩm, thuốc men và quần áo bay tới Ethiopia và Sudan. Nó đỗ lại ở New York để nhập thêm 15.000 áo phông nữa. Một năm sau khi 'We Are the World” được phát hành, các nhà tổ chức thông báo rằng quỹ nhân đạo của USA for Africa đã gây được 44,5 triệu USD. Tính từ khi phát hành, 'We Are the World' đến nay đã gây quỹ được tổng cộng trên 60 triệu USD cho mục đích nhân đạo. Chín mươi phần trăm số tiền trên đã được sử dụng để giúp đỡ cho người dân châu Phi, cả ngắn hạn và dài hạn. Mười phần trăm còn lại được dành cho các chương trình hỗ trợ những người đang thiếu đói và vô gia cư ở Mỹ.
'We Are the World' được công nhận là một bài hát có ý nghĩa chính trị quan trọng, đã "tập trung sự chú ý chưa từng có của cộng đồng quốc tế tới các vấn đề tại châu Phi", và tạo ra một xu thế chung để các nghệ sĩ trên toàn thế giới noi theo.
2. TRÁI TIM HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN: Michael Jackson và Tổng thống Nelson Mandela, đôi bạn cùng hướng đến sự công bằng cho người da màu
Michael Jackson có rất nhiều chuyến đi đến châu Phi, kể từ năm 1974 kéo dài cho đến những năm tháng cuối đời. Vào đầu thập niên 90, ông đã bắt đầu một tình bạn bền chặt với Tổng thống Nelson Mandela, người được xem như vị anh hùng chống lại chế độ A-Pac-Thai (phân biệt chủng tộc).
Như các bạn biết, Michael Jackson là một trong những nghệ sĩ da màu tiên phong kiên quyết phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, sự bất công và kì thị kéo dài ở quê hương châu Phi đã thôi thúc ông viết nên 'Black Or White', bản hùng ca chống lại chế tàn độc mà người dân châu Phi phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ. Và 'Black Or White' thật sự tạo được một làn sóng mạnh mẽ giúp mọi người trên thế giới đứng lên đòi lại công bằng cho người da màu. Chính cuộc tranh đấu nhân quyền cho người dân châu Phi đã mang đến những dịp gặp gỡ giữa Michael Jackson và Ngài Nelson Mandela.
Michael bắt đầu tình bạn với Tổng thống Mandela ở đầu thập niên 90, theo lời Tổng thống Nelson Mandela thì Ngài chú ý đến Michael Jackson từ thập niên 80, khi sự nghiệp âm nhạc của Michael Jackson đang ở đỉnh cao. Ngài nói rằng vào thập niên 80, ở những năm tháng bị cầm tù nơi ngục tối Ngài đã lấy Michael làm động lực: "Anh ấy rất can đảm khi rời khỏi Jackson 5 và bắt đầu sự nghiệp solo rất thành công, tôi ngẫm lại bản thân mình, nếu như anh ta đã làm được thì tôi cũng phải vững ý chí để tiếp tục…"
Thật trùng hợp, Michael Jackson cũng vậy, Ngài Nelson Mandela là nguồn cảm hứng cho ông sáng tác nên 'What More Can I Give': "Trong một cuộc nói chuyện trước đó với Ngài Tổng thống, chúng tôi đã bàn luận và hình thành ý tưởng, từng lời trong 'What More Can I Give' đã khắc sâu vào tâm trí tôi, tất cả những gì chúng tôi hướng đến đó là cần phải làm thế nào để chấm dứt những nỗi đau vô ích trên toàn thế giới."
Tình bạn giữa hai người đàn ông này rất bền chặt, vì ở họ có những điểm tương đồng đến kỳ lạ, họ xem nhau là động lực để đối phương phấn đấu, cả hai đều yêu thương trẻ em (Ngài Nelson Mandela cũng có một Quỹ từ thiện mang tên 'Quỹ trẻ em Nelson Mandela'), và quan trọng, điều họ cùng hướng đến đó là: "Công bằng, hạnh phúc cho người dân châu Phi cũng như toàn thể người dân trên thế giới". Suốt hai thập kỷ gắn bó, Michael Jackson cùng với Ngài Nelson Mandela đã thực hiện rất nhiều chiến dịch kêu gọi giúp đỡ cho quê hương, đồng thời làm mọi cách để chấm dứt hoàn toàn sự kì thị đối với người da màu, mặc dù cho đến nay nó vẫn chưa thật sự biến mất, nhưng đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Bản thân Michael Jackson cũng đóng góp hàng triệu USD cho châu Phi, cùng rất nhiều nhu yếu phẩm, quà tặng cho trẻ em và người nghèo. Với tư cách một người bạn thân thiết, Michael Jackson luôn tạo bất ngờ cho Ngài Mandela trong các dịp sinh nhật cũng như các sự kiện quan trọng của Ngài, họ quý trọng nhau như những thành viên trong gia đình.
Khi hay tin Michael Jackson qua đời, Tổng thống Nelson Mandela rất đau buồn, do tuổi cao sức yếu nên Ngài không thể đến tham dự lễ tang của người tri kỉ, thay vào đó, Ngài đã viết một bức thư chia buồn cùng với gia đình Jackson, thư của Ngài được đọc trực tiếp trong lễ tang:
"Hay tin Michael Jackson đột ngột qua đời đó là một nỗi buồn rất lớn đối với chúng tôi. Michael trở nên thân thiết với chúng tôi khi anh ấy thường xuyên có những chuyến thăm và biểu diễn tại Nam Phi. Chúng tôi vô cùng quý mến anh ấy, anh ấy đã trở thành một thành viên thân thiết trong gia đình.
Chúng tôi rất ngưỡng mộ tài năng của anh ấy, và anh ấy đã có thể làm chủ được tất cả những tấn bi kịch xoay quanh đời tư của anh.
Michael Jackson là một con người vĩ đại, một huyền thoại trong ngành công nghiệp âm nhạc, chúng tôi thành thật chia buồn cùng với hàng triệu fan của anh ấy trên toàn thế giới. Đối với từng thành viên trong gia đình chúng tôi thì đây là một nỗi đau xót quá lớn vì mất đi một người bạn thân thiết. Những kỷ niệm thân thương về anh ấy sẽ là hoài niệm mãi về sau.
Kiên cường lên!
Nelson Madela."
Bốn năm sau cái chết của Michael Jackson, Ngài Nelson Mandela qua đời vào ngày 05.12.2013. Sự ra đi của hai người đàn ông vĩ đại khiến cả thế giới đau buồn, bởi họ đã dành hết cuộc đời để tranh đấu nhân quyền và cứu giúp châu Phi vượt qua thảm kịch, họ ra đi khi hoài bão được thắp sáng tại quê hương, mặc dù nó chưa trọn vẹn!
3. TRÁI TIM HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN: 'Black Or White' - bản hùng ca chống chế độ phân biệt chủng tộc
Trước khi bạn phán xét Michael Jackson là kẻ chối bỏ nguồn gốc, tại sao bạn không thử nghe 'Black Or White?'
Khó có ai dũng cảm như người đàn ông này, 'Black Or White' ra đời ở thời điểm mà nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn rất gay gắt, nó được xem là một vấn đề vô cùng nhạy cảm của xã hội người da trắng, việc xóa bỏ sự kì thị đã ăn sâu vào tiềm thức của họ là không khả thi, huống chi Michael Jackson lại là một nghệ sĩ da màu. Khi ông cho ra đời 'Black Or White' theo tôi nghĩ có phần hơi mạo hiểm, nhưng Michael thật sự không hề lo lắng cho bản thân, điều đáng sợ nhất với ông đó là người dân châu Phi trên toàn thế giới đang gánh chịu bất công từng ngày một.
Không chỉ 'Black or White' là bản hùng ca chống chế độ phân biệt chủng tộc, mà nhiều tác phẩm trước đó và sau này của Michael lấy cảm hứng rất nhiều từ quê hương thân yêu của ông, thiên nhiên và con người châu Phi luôn xuất hiện trong các ca khúc mà ông thể hiện. Điển hình như 'Liberia Girl' ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Phi, những nữ chính phối hợp với Michael trong các tác phẩm phần lớn là phụ nữ da màu: 'Thriller', 'In The Closet', 'Remember The Time'... Hình ảnh thiên nhiên Châu Phi xuất hiện xuyên suốt trong nhiều MV của Michael, bởi vì Michael yêu vẻ đẹp của quê hương ông.
Với những việc làm vĩ đại như trên thì tôi muốn hỏi những ai đã từng buông lời mắng nhiếc Michael Jackson là kẻ chối bỏ nguồn gốc, liệu họ có cảm thấy xấu hổ với chính lương tâm của mình hay không?
Bạn chỉ cần tưởng tượng Michael phải chịu đựng hai căn bệnh quái ác là Vitiligo (Bạch biến) và Lupus ban đỏ đã đáng thương đến mức cùng cực rồi, nhưng với tình yêu của ông dành cho quê hương, những việc ông cố gắng thầm lặng giúp đỡ châu Phi hàng thập kỷ qua mà không có tờ báo nào vinh danh, trái lại còn chà đạp trái tim ông một cách không thương tiếc. Vậy thì công bằng ở đâu? Nhân đạo có còn tồn tại hay không? Khi chính con người lại nhẫn tâm với con người hơn bao giờ hết.
Michael Jackson là một nghệ sĩ có ý chí mạnh mẽ nhất mà tôi từng thấy. Michael luôn kiềm chế sự tổn thương trước mặt khán giả, nhưng duy nhất hai chủ đề khiến bất cứ khi nào nghe thấy ông đều không giấu được nước mắt: 1. Michael Jackson là một tên ấu dâm. 2. Michael Jackson tẩy da để chối bỏ nguồn gốc.
Hãy nhìn xem tất cả những gì ông đã làm cho thế giới, và cách mà thế giới đối xử với ông, nó còn vượt trên cả nỗi đau, không thể diễn tả bằng lời!
...
Nguồn: Michael Jackson Vô Tội
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過31萬的網紅飲食店独立学校 /こうせい校長,也在其Youtube影片中提到,I think that sushi is a Japanese dish famous around the world. Sea urchin and salmon roe are very popular sushi ingredients in Japan. But since they...
「1985 we are the world」的推薦目錄:
- 關於1985 we are the world 在 Cổ Động Facebook 的最讚貼文
- 關於1985 we are the world 在 Facebook 的精選貼文
- 關於1985 we are the world 在 Facebook 的精選貼文
- 關於1985 we are the world 在 飲食店独立学校 /こうせい校長 Youtube 的最讚貼文
- 關於1985 we are the world 在 USA For Africa - We Are The World (HQ official Video) 的評價
- 關於1985 we are the world 在 We are the world 四海一家1985 (USA for Africa) by ... - YouTube 的評價
- 關於1985 we are the world 在 USA For Africa - We Are The World (Live Aid 1985) - YouTube 的評價
- 關於1985 we are the world 在 We Are the World"其實並不是始作俑者 的評價
1985 we are the world 在 Facebook 的精選貼文
\\愈是苦難的時刻,我們愈需要音樂的力量。\\
\我始終是這麼認為的。
這一年多的時間,Covid-19 疫情肆虐全球,在疫情艱困時期,我們同時見到人性的善與惡。而令人慶幸的是,光明總能勝過黑暗,善的力量永遠能戰勝惡者的攻擊。
多年來,世界各地的藝人們,經常在困難之時、透過一首首激勵或陪伴人心的歌曲,鼓舞著人心,本集節目從1985年為著非洲饑荒而唱的We are the world出發,也來聽聽華語流行音樂世界中,曾經震撼且觸動人心的公益歌曲。我想,這是一集你聽了,會想要跟著哼唱的節目!
[播放曲目]
We are the World
明天會更好
快樂天堂
Keep on Fighting
讓愛轉動整個宇宙
手牽手
愛相信咱一定會閣見面
https://www.rti.org.tw/radio/programMessageView/programId/1633/id/125712
#音樂本事
#點進頁面聽起來讚起來
1985 we are the world 在 Facebook 的精選貼文
1985年的經典慈善歌曲《四海一家》 ”We are the world”,36年後的參與歌手們對照。
由麥可·傑克森和萊諾·李奇共同譜寫,昆西·瓊斯負責製作,由美國45位歌星聯合演唱,旨在聲援向非洲饑民捐款的大型慈善活動「美國援非」(USA for Africa),包括哈里·貝拉方特(Harry Belafonte)、巴布·狄倫、蒂娜·透納、黛安娜·羅斯、肯尼·羅根斯、史提夫·汪達、麥可·傑克森等當時知名度非常高的歌手都有參與這首歌曲的演唱。
1984年,非洲面臨著20世紀最嚴重的大饑荒與大乾旱,其中衣索比亞饑荒最為嚴重。非洲共有24個國家出現了嚴重的食物短缺,約有1.8億人受到飢餓和死亡的威脅。當時,英國歌手菲爾柯林斯看到新聞中非洲衣索匹亞等地區的人民,長期處於飢荒與營養不良而死亡,於是與米茲尤瑞在聖誕節之前提出構想,由鮑勃·格爾多夫擔任召集人,與數十位藝人以「Band Aid」為名組建了團隊,共同錄製了單曲「他們知道現在是聖誕節嗎?」並進行義賣,義賣所得用於援助非洲災民。單曲推出後,在國際上反響熱烈,僅美國與英國就賣出約320萬張。
受英國歌壇「Band Aid」這項義舉的啟發,美國歌唱界自然不落人後,由黑人歌手哈里·貝拉方特提議為聲援非洲的大型慈善捐款活動創作歌曲,獲得當時眾多知名歌手支持與響應。1985年2月28日晚上,由昆西·瓊斯擔任製作人,45位歌手在美國洛杉磯A&M錄音室里用了一個通宵的時間錄製完獨唱與合唱部分以及音樂錄影帶,經過後期製作與合成,該曲在同年3月7日公開。在之後發行的幕後製作花絮錄影帶中,詳細披露了歌曲的製作過程,《四海一家》這首義賣單曲於焉告成。
《四海一家》這首歌曲,萊諾·李奇和麥可·傑克森兩人費了四天的時間寫曲,萊諾先完成一部分,麥可看到後靈感大發,一夜之間就把全曲寫好。之後他們又花了兩個半小時作詞,為了普遍推廣此曲,歌詞也力求簡單易學;單曲完成後推出問世,受到的歡迎難以想像,短短數週便狂銷700萬張,成為空前最佳銷量單曲,更勝英國藝人的「他們知道現在是聖誕節嗎?」,這張單曲直到1997年才被艾爾頓·強的《風中之燭》所超過。
《四海一家》單曲一經推出,立即在告示牌單曲榜火速竄升,首週進榜即佔據第21名,第4週就攻佔榜首位置並蟬聯四週之後,才被瑪丹娜的《為你瘋狂》請下寶座,《四海一家》在1985年年終百大排名中位居第20名。
We Are The World - 35 Years 'Singers Before And After' ᴴᴰ
1985 we are the world 在 飲食店独立学校 /こうせい校長 Youtube 的最讚貼文
I think that sushi is a Japanese dish famous around the world. Sea urchin and salmon roe are very popular sushi ingredients in Japan. But since they are so expensive, we can only eat them from time to time. Non-Japanese people, what kind of sushi ingredients do you like and dislike? It's interesting to think about the different tastes in different countries. By the way, I recently tried eating Southern Indian Curry, and it was really delicious.
日本食ではお寿司が世界的にも有名だと思います。雲丹といくらと言ったら、日本では大人気の寿司ネタになってます。ただ高価なものですのでたまにしか食べません。外国の皆さんは日本食で何が好きで、何が苦手ですか?国に、よって味覚が違うので面白いですよね。ちなみに最近僕は南インドのカレーを食べたんですけどめちゃくちゃ美味しかったです。
#Taylor #Japanese #sushi
Hello everyone. I'd like to introduce myself. My name is Kosei.
I was born on August 28th in 1985 and now I am thirty four years old.
I was born and brought up in the countryside of Nagasaki Prefecture.
I've started training for cooking since when I was 18 years old in Nagoya.
When I was 24 years old, I started my own business and now I run some restaurants in Tokyo.
I want to spread the attraction of Japanese culture in particular Japanese dishes through YouTube.
I just started learning English.
初めまして。僕の名前はこうせいと言います。1985年8月28日生まれの34歳です。日本の長崎と言う地域で生まれ育ち、18歳の時に名古屋で料理の修行を開始。24歳で独立して現在まで日本の東京で飲食店を経営しています。
YouTubeを通じて、和食を中心に色々な料理や日本の文化などを楽しみながら発信できればなと考えています。英語が全然わからないので勉強中です。
★KOUSEIのTwitter
https://twitter.com/KOUSEI26578627?la...
1985 we are the world 在 We are the world 四海一家1985 (USA for Africa) by ... - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>
1985 we are the world 在 USA For Africa - We Are The World (Live Aid 1985) - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>
1985 we are the world 在 USA For Africa - We Are The World (HQ official Video) 的推薦與評價
... <看更多>